Thi đấu trong môi trường đỉnh cao luôn là ước mơ của bất kỳ golfer nào. Tuy nhiên con đường để sở hữu thẻ thành viên của PGA Tour hay LPGA Tour lại vô cùng gian nan. Một con đường khác, ít khắc nghiệt hơn đó là trở thành Huấn luyện viên và quản lý sân golf chuyên nghiệp.
PGA (Professional Golf Association) và LPGA (Ladies Professional Golf Association) là hai hiệp hội thể thao tồn tại lâu đời và chuyên nghiệp hàng đầu của nước Mỹ.
Hai hiệp hội này là nơi đặt ra nền móng cho các hiệp hội golf chuyên nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm những nước có nền golf phát triển như PGA Úc, PGA Hàn Quốc, cũng như PGA Nhật Bản ... LPGA là hiệp hội chuyên nghiệp nữ, và đây cũng chính là hiệp hội thể thao chuyên nghiệp lâu đời nhất thế giới được thành lập từ năm 1950 do 13 vận động viên nữ chuyên nghiệp đồng sáng lập.
Mục đích của hiệp hội này là tạo ra sân chơi chuyên nghiệp cho các vận động viên golf nữ muốn theo đuổi con đường golf đỉnh cao và đào tạo các vận động viên để phát triển một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất.
Lớp học đầu tiên được tổ chức bởi 2 vận động viên LPGA Shirley Spork và Barbara Rotvig vào năm 1960. Hệ thống LPGA bao gồm: LPGA Tour, LPGA T&CP (Teaching and Club professionals) và Symmetra Tour.
Để có được thẻ member của LPGA Tour, các vận động viên phải vượt qua 3 stages (cấp), mỗi stage là 4 vòng đánh golf và người chơi phải kết thúc trong top 60.
LPGA T&CP dành cho các huấn luyện viên và các quản lý sân golf chuyên nghiệp. Để có được thẻ của LPGA T&CP, vận động viên phải đánh 3 vòng với tổng số điểm không quá 6 gậy. Bên cạnh đó, ứng viên phải hoàn thành bài thi viết 100 câu khác nhau với số điểm đạt trên 75%.
LPGA T&CP cũng được chia thành 3 cấp độ, và vận động viên yêu cầu phải hoàn thành tất cả cấp độ để bảo toàn "FULL STATUS" của LPGA.
Symmetra Tour, là nơi dành cho những người chưa hoàn thành cấp thứ 3 của LPGA Tour có quyền được tham gia thi đấu và kiếm tiền, đến khi họ bảo toàn được "FULL STATUS" của LPGA.
Hiệp hội golf nhà nghề nữ (LPGA) |
* Năm thành lập: 1950, tại Hoa Kỳ * Trụ sở: Sân golf Daytona Beach, Florida, Mỹ * Tổng số sự kiện: 35 (mùa giải 2017) * Tổng giá trị giải thưởng: trên 60 triệu USD * Số giải major: 5 (ANA Inspiration, KPMG Women's PGA Championship, U.S. Women's Open, Ricoh Women's British Open, Evian Championship * Sự kiện có giá trị giải thưởng lớn nhất: US Women Open, 5 triệu USD * Châu Á đang thống trị LPGA Tour: 9 người trong Top 10 thế giới |
Giấc mơ đang thành hiện thực
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ vào năm 2015, với mong muốn tìm được hướng đi bền vững cho sự nghiệp của mình, golfer nghiệp dư nữ số 1 Việt Nam, Ngô Bảo Nghi đã tìm hiểu về hệ thống của LPGA, và cô đã chọn LPGA T&CP là mục tiêu cho sự nghiệp của mình.
Do đó, cô quyết định đăng ký kỳ thi và dùng chính kết quả của giải đấu cuối cùng của mình ở NCAA Division I Regional 2015 (hiệp hội VĐV các trường ĐH Mỹ) để tham gia ứng tuyển. Với kết quả 3 ngày 71-75-74, Nghi đã vượt qua vòng Playing Ability Test (khả năng đánh). Tuy nhiên, điều trở ngại duy nhất của Nghi đó là yếu tố quốc tịch.
Năm 2015, LPGA T&CP chỉ dành cho những ứng viên có quốc tịch Mỹ, và một số nước và vùng lãnh thổ có liên kết như Canada, Đài Loan hay Hàn Quốc…. Lúc đó, Nghi phải viết thư đề nghị lên lãnh đạo trường nơi cô từng học tập, hội đồng khu vực, cũng như NCAA để viết thư bảo lãnh để cô có thể tham gia để được lấy bằng. Thời gian chờ đợi là khoảng 1 năm rưỡi.
Năm 2016, LPGA T&CP tổ chức kỳ thi đầu tiên ở Hàn Quốc, tạo điều kiện cho các vận động viên châu Á trong khu vực. Tháng 4 năm 2017, Nghi lên đường đi Hàn Quốc để thực hiện bước đầu tiên của ước mơ của mình. Bảo Nghi cho biết, bản thân cô cảm thấy mình rất may mắn, vì nếu không 3 bức thư giới thiệu, có lẽ ước mơ đặt chân đến LPGA của cô sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Ngô Bảo Nghi (thứ hai từ phải sang) cùng đồng đội giành chiến thắng tại một giải của NCAA
Sau những ngày ở Hàn Quốc, Nghi còn biết được rằng, sở hưu tấm thẻ LPGA trong tay sẽ mang lại cho các VĐV rất nhiều quyền lợi, nhiều hơn những gì mà cô đã từng mong đợi.
Quyền lợi đặc biệt nhất, mà cũng là một phần giấc mơ của Bảo Nghi: tấm thẻ LPGA sẽ là tấm vé đưa cô đến sân Augusta xem giải The Masters miễn phí suốt đời.
Tuy nhiên, chi phí để hoàn tất chương trình là tương đối cao, dao động từ 10.000-12.000 USD, trong khoảng thời gian 1 năm. Điều khiến bản thân càng trân trọng cơ hội này hơn, là trong 1 năm rưỡi chờ đợi, cô đã có thể để dành đủ số tiền để tự mình thực hiện ước mơ này.
Chia sẻ với GolfPlus sau khi vượt qua kỳ thi, Bảo Nghi nhớ lại: “Cách đây 5 năm, em đã được thi đấu trên sân nhà (trụ sở) của LPGA tại sân Daytona Beach, Florida, Mỹ. Em hy vọng ngày trở lại tiếp theo sẽ là ngày ước mơ của em thành hiện thực”.
Hệ thống NCAA (National Collegiate Athletic Association) |
NCAA chia làm 3 bảng và tổ chức thi đấu tất cả các môn thể thao giữa các trường đại học khắp nước Mỹ. Bảng quy mô và thu hút nhiều sự chú ý nhất là bảng 1. Bảng này thường bao gồm các trường đại học lớn, và thi đấu tối thiểu 14 môn thể thao. Các vận động viên ở bảng 1 đa số có cơ hội nhận học bổng toàn phần. NCAA được xem là một bước đệm mà phần lớn các VĐV chọn trước khi chuyển sang chuyên nghiệp. NCAA tạo nên một môi trường chuyên nghiệp trong đó người tham gia là nghiệp dư có thứ hạng trên thế giới. Những huyền thoại như Arnold Palmer, Jack Nicklaus hay Tiger Woods...đã trưởng thành từ NCAA. |
Tin tức liên quan
Tôn Đức Sáu: Từ thầy giáo tận tâm, đến người lãnh đạo dẫn dắt VG Corp
21/11/2024Ông Tôn Đức Sáu - người thầy không chỉ mang trong mình kho tàng tri thức mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ. Từ một ...
Giải golf Chervo & VietYacht Club 2024: Sự Giao Thoa Hoàn Hảo Của Hai Thương Hiệu Luxury
20/11/2024Giải golf Chervo & VietYacht Club 2024 là sự kiện đẳng cấp lần đầu tiên được tổ chức bởi hai thương hiệu Luxury là thời trang Chervo Vietnam và du ...
Những Điều Không Nên Nói Với Bạn Chơi Trên Sân Golf
20/11/2024Có những lời nói trên sân golf không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn vi phạm quy tắc thi đấu. Dưới đây là những điều bạn nên tránh ...