Bị chấn thương trầm trọng, Hanako vẫn vô địch giải Nữ Quốc gia 2018

Lượt xem: 19948


Chấn thương cổ tay càng thêm trầm trọng đã khiến Hanako đau đớn gần như không thể chợp mắt suốt đêm qua và tưởng chừng đã không thể thi đấu tiếp vòng cuối cùng. Nhưng hôm nay, cô gái 18 tuổi vẫn cắn răng nén chịu cơn đau một cách kiên cường trước sự bám đuổi vô cùng quyết liệt của người bạn thân Nguyễn Thảo My để giành chiến thắng đầy vinh quang.

Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong vòng 2 năm qua, Thảo My đã chiến bại trước Hanako tại các mặt trận (VJO 2017, VMC 2017, VLAO 2018) 

Hanako Kawasaki đã kiên cường chiến đấu, vượt qua Thảo My để vô địch VLAO 2018 (Ảnh: Pháp Nguyễn)

Ở vòng thi đấu cuối cùng này, các golfer phải đối mặt với thời tiết khá xấu do có mưa to khiến cho green mềm và có tốc độ chậm, gió to gây ảnh hưởng đến hướng bóng. Việc này khiến cho các golfer gặp phải không ít sai lầm trong suốt 18 hố thi đấu.

Bước vào ngày thi đấu cuối cùng, Hanako đã phải hứng chịu cơn đau ngày càng lớn sau tai nạn cách nay hai ngày. Hết vòng đấu hôm qua, cổ tay phải của Hanako bị sưng to do phải dùng quá nhiều lực, khiến cho golfer 18 tuổi phải dùng thuốc giảm đau để mới có thể tham gia thi đấu tại vòng cuối. Tuy nhiên, điều này không hề gây ảnh hưởng đến sự tự tin và sự quyết tâm mãnh liệt của Hanako.

Bắt đầu thi đấu ở hố số 1, Hanako đã có lối đánh khá thận trọng, cô có được 7 hố liên tiếp đạt par, không may để dính bogey ở hố số 8. Tại hố số 11, Hanako đã xuất sắc kiếm về 1 birdie để vươn lên dẫn trước Thảo My, người bị dính 2 bogey ở hố 12 và 13, các hố còn lại Hanako đạt par để kết thúc ngày thi đấu cuối trên sân SAM Tuyền Lâm với 74 gậy, nâng tổng điểm sau 4 ngày thi đấu lên +11 và trở thành nhà tân vô địch VLAO.

Hanako lên ngôi vô địch trong lần đầu tiên thi đấu trên sân golf SAM Tuyền Lâm (Ảnh: Pháp Nguyễn)

Trong khi đó, dù đã rất cố gắng để bám sát Hanako nhưng đây là một ngày thi đấu kém may mắn của Nguyễn Thảo My. Tại vòng đấu này dù đưa bóng lên green rất nhiều lần nhưng cô gái 20 tuổi lại liên tục kém duyên với các cú putt. Thảo My khép lại vòng đấu chung kết với 75 gậy và kết thúc VLAO với tổng 14 điểm dương, cách biệt 3 gậy so với Hanako và đành xếp hạng nhì.

Từ hố số 11 trở đi chính là màn rượt đuổi đầy kịch tính giữa Thảo My và Hanako với điểm số thay đổi liên tục giữa 2 tuyển thủ quốc gia này. Sau khi đạt birdie ở hố này, Hanaoko đã vươn lên dẫn trước Thảo My một gậy.

Tuy nhiên ở ngay hố đấu tiếp theo, trong khi Hanako đánh bóng vào hố cát và để dính bogey, Thảo My đã “thừa thắng xông lên” đạt par ở hố 12 và san bằng điểm số.

Điểm số chung cuộc

Tại hố số 13, chấn thương cổ tay của Hanako liên tục hoành hành đã khiến cô không thể chơi tốt, dù đã đưa bóng lên vị trí khá thuận lợi cho việc ghi điểm birdie, nhưng đáng tiếc, cái tay phải của cô đã đã khiến cho chủ nhân bỏ lỡ cơ hội này và bị bogey. Tuy nhiên, sau hố 13, Hanako tiếp tục vượt dẫn trước vì Thảo My để dính double bogey đáng tiếc ở hố này do gặp vấn đề với cú chip bóng.

Cơn đau tay lại tiếp tục làm phiền Hanako ở hố số 15 khiến cô đưa bóng vào bẫy cát, tuy nhiên kinh nghiệm và bản lĩnh của 1 golfer hàng đầu Việt Nam đã giúp Hanako cứu bóng một cách ngoạn mục, đưa bóng về “tọa lạc” ở vị trí thuận lợi gần cờ. Một cú putt rất tốt sau đó, đã khiến cô đạt par ở hố này. Trong khi đó, Thảo My dù cũng đã có lợi thế là đưa bóng lên green thành công và nằm ôm cột, tuy nhiên cũng do cút putt trượt đã khiến cô ghi bị bogey, Hanako nới rộng cách biệt lên 2 gậy.

Ở hố 16 par3, Thảo My bỗng có giây phút vụt sáng khi cô có được cú swing rất tốt, bóng lên green và chỉ cách hố 6 feet. Đây là một khoảng cách đầy thuận lợi giúp cho Thảo My ghi birdie và rút ngắn khoảng cách đối với Hanako xuống chỉ còn 1 gậy. 

Mẹ Hanako, chị Bảo Quỳnh sáng nay đã đề nghị Hanako bỏ thi đấu vì cổ tay sưng nhưng cô gái 18 tuổi kiên quyết thi đấu đến cùng

Chị Bảo Quỳnh luôn là nguồn động viên lớn đối với cô con gái yêu (Ảnh: Pháp Nguyễn)

Tuy nhiên, hố tiếp sau đó, hố 17 trở thành ác mộng đối với golfer 20 tuổi này. Đầu tiên, Thảo My đánh bóng vào bẫy nước và phải chịu drop phạt, ở gậy thứ 3, Thảo My lại tiếp tục đánh bóng vào thành cầu khiến bóng bật ngược trở lại và đi lạc sang phía fairway bên phải, cách xa so với green. Với loạt đánh đầy bất lợi, Thảo My dính double bogey ở hố này.

Trái lại, Hanako đã có một hố đấu đầy thành công. Ở gậy đầu tiên, do tay đau nên Hanako đánh bóng đi sai hướng và tất cả những người chứng kiến tại đó đều nghĩ rằng bóng của cô đã đi vào bunker, tuy nhiên thật may mắn, khi lại gần thì bóng của Hanako đang “tọa lạc” ở một vị trí rất đẹp. Khi nhìn thấy đối thủ của mình liên tục gặp bất lợi, Hanako Kawasaki đã “thừa thắng xông lên” với một tâm thế rất tự tin, hoàn thành cú putt tốt để kiếm về điểm par, nâng cách biệt lên tới 3 gậy so với Thảo My.

Đến thời điểm này, dường như nhà vô địch của VLAO 2018 đã dần lộ diện, việc lật ngược tình thế ở hố cuối cùng đối với Thảo My là hoàn toàn vô vọng. Hai golfer hoàn thành hố cuối này với cùng điểm par, Thảo My đành ngậm ngùi nhìn đàn em Hanako đăng quang ngôi vô địch trên sân SAM Tuyền Lâm trong lần đầu tiên thi đấu ở sân golf trên cao nguyên lộng gió. 

Thảo My khép lại vòng đấu chung kết với 75 gậy và kết thúc VLAO với tổng 14 điểm dương, cách biệt 3 gậy so với Hanako và xếp hạng nhì.

Bảng đấu vô địch tại VMC 2017 tái ngộ tại trận chung kết VLAO 2018 (Ảnh Đức Long)

Đối với Thảo My, tiếp tục là một lần trở lại không thành công và cô có vẻ rất kém duyên với việc thi đấu trên các sân golf Việt Nam. Đã không ít lần Thảo My thi đấu với điểm số under par trên đất Mỹ, nhưng cô lại không thể phát huy được điều này trên chính quê hương mình.

Trong khi đó, đây là chiến thắng rất ý nghĩa với Hanako ở sân chơi Vô địch Nữ QG. Vào năm 2016 cô đã lần đầu tiên đăng quang tại giải vô địch quốc gia nữ, khi đó Hanako dường như không có đối thủ vì Khuê Minh lúc này mới 13 tuổi còn non trẻ và Thảo My thì vướng lịch thi đấu tại hệ thống NCAA ở Mỹ đã không thể về tham gia.

Trong những năm qua, sự đối đầu giữa hai golfer nữ hàng đầu Việt Nam tại các giải đấu quy mô quốc gia luôn diễn ra đầy hấp dẫn, chứa đựng nhiều cảm xúc.

>>Thảo My bảo vệ thành công danh hiệu vô địch QG

Cách nay 3 năm, năm 2015 cũng tại mảnh đất cao nguyên này nhưng tại sân golf Đà Lạt Palace, Thảo My đã chật vật để vượt qua đối thủ tại những hố đấu cuối cùng để bảo vệ thành công chức VĐQG sau vòng 1 bị Hanako dẫn trước.

Mùa hè năm 2017, tại giải Vô địch Trẻ Việt Nam Open trên sân golf Hồ Tràm, Hanako đã lên ngôi vô địch với thành tích chung cuộc, bỏ xa Thảo My tới 8 gậy cách biệt. Chiến thắng này cũng đã đưa Hanako lần đầu tiên có mặt trên BXH Nghiệp dư thế giới (WAGR).

>>VJO 2017: Hanako đăng quang ngôi vô địch

>>Hanako Kawasaki ghi danh trên hệ thống WAGC

Vào mùa Đông năm ngoái, hai người bạn thân tiếp tục có màn đua tranh vô cùng ngoạn mục tại giải đấu cuối cùng trong năm - Vô địch Đối kháng quốc gia 2017 trên sân Vinpearl Hải Phòng, kết quả, một lần nữa Thảo My lại chịu thúc thủ trước Hanako.

>>Hạ nhà ĐKVĐ, Hanako lần đầu vô địch giải Đối kháng QG 

Và những gì đã diễn ra tại sân golf SAM Tuyền Lâm chiều nay tại sân chơi Vô địch Nữ QG là minh chứng của một trận đấu nhiều cảm xúc khác, Hanako đã vượt qua được Thảo My để lần thứ hai lên ngôi vô địch.

Hanako một lần nữa đã khẳng định vị thế số 1 hiện nay của làng golf nữ Việt Nam nhờ luôn duy tri một phong độ chơi rất tốt và ổn định trong thời gian dài.

Chiến thắng này cũng giúp cho Hanako cải thiện đáng kể vị trí của mình trên BXH nghiệp dư thế giới.

Giây phút Hanako đăng quang tại VLAO 2018

Đoàn Xuân Khuê Minh: Tuyển thủ Golf QG trẻ nhất lịch sử

Một cái tên khác cũng đáng để nhắc đến trong ngày hôm nay đó là Đoàn Xuân Khuê Minh.

Tại vòng cuối khi được xếp chung flight với 2 nhà cựu vô địch VLAO là Hanako và Thảo My, Khuê Minh tỏ ra khá lúng túng và thiếu tự tin. Nếu như ở hai vòng đầu, golfer 15 tuổi này thể hiện phong độ chơi rất tốt thì ở vòng 3, có lẽ em bị ''ngợp'' bởi 2 bậc đàn chị trong tuyển quốc gia. Khuê Minh liên tục gặp phải các vấn đề như đánh sai line, putt thiếu lực hay drive quá mạnh khiến cho trái bóng liên tục rơi vào những vị trí bất lợi, khó có thể tiếp cận green dễ dàng.

Thảo My dù đã rất nỗ lực nhưng không thể vượt qua được Hanako (Ảnh Quang Thắng)

Ở vòng cuối, Khuê Minh đã không còn cơ hội để tranh chức vô địch cùng với Thảo My và Hanako, em đành tranh hạng 3 cùng với Isabella Leung – golfer hàng đầu Hong Kong. Ở vòng này, Khuê Minh không kiếm được birdie nào, em bị 5 cú bogey và dính 2 điểm double bogey, kết thúc ngày thi đấu cuối cùng với 81 gậy và có được 17 điểm dương sau 4 vòng.

>>Chiến thắng tại VLGC 2017 Đoàn Xuân Khuê Minh đi vào lịch sử golf Việt Nam

Trong khi đó Isabella Leung khép lại ngày cuối trên sân SAM Tuyền Lâm với 77 gậy và cô cũng có tổng điểm là +17 để đồng hạng 3 với Khuê Minh. Một golfer nước ngoài khác là tuyển thủ QG Singapore Callista Chen sở hữu tổng điểm là +21, cô đứng ở hạng 5 chung cuộc.

Tag: Hanako kawasaki Thảo my vlao 2018 chervo khuê minh hs golf vô địch quốc gia

Tin tức liên quan

Tôn Đức Sáu: Từ thầy giáo tận tâm, đến người lãnh đạo dẫn dắt VG Corp

Tôn Đức Sáu: Từ thầy giáo tận tâm, đến người lãnh đạo dẫn dắt VG Corp

    21/11/2024

Ông Tôn Đức Sáu - người thầy không chỉ mang trong mình kho tàng tri thức mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ. Từ một ...

Giải golf Chervo & VietYacht Club 2024: Sự Giao Thoa Hoàn Hảo Của Hai Thương Hiệu Luxury

Giải golf Chervo & VietYacht Club 2024: Sự Giao Thoa Hoàn Hảo Của Hai Thương Hiệu Luxury

    20/11/2024

Giải golf Chervo & VietYacht Club 2024 là sự kiện đẳng cấp lần đầu tiên được tổ chức bởi hai thương hiệu Luxury là thời trang Chervo Vietnam và du ...

Những Điều Không Nên Nói Với Bạn Chơi Trên Sân Golf

Những Điều Không Nên Nói Với Bạn Chơi Trên Sân Golf

    20/11/2024

Có những lời nói trên sân golf không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn vi phạm quy tắc thi đấu. Dưới đây là những điều bạn nên tránh ...

Tin xem nhiều

Chervo tiên phong thời trang golf cao cấp

6636720 lượt xem

07/04/2022

ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh