Golfer đến từ Hong Kong (Trung Quốc) đã vô địch VLAO với thành tích -3. Trong khi đó, nhà VĐQG 2014, 2015 Nguyễn Thảo My đã trở lại vị trí golfer nữ số 1 Việt Nam sau khi xếp vị trí dẫn đầu trong số các golfer Việt Nam tại VLAO 2019.
Nguyễn Thảo My đã có chức VĐQG lần thứ 3
Sau 3 ngày thi đấu, giải vô địch nghiệp dư Việt Nam Mở rộng (VLAO 2019) đã kết thúc vào chiều nay (6/7). Golfer đến từ Hong Kong (Trung Quốc) đã trở thành nhà tân vô địch giải với thành tích qua 3 vòng là 75, 67, 71 (tổng điểm -3).
>>> Xem Bảng xếp hạng chung cuộc
Thi đấu cùng nhóm với Ho Mimi là 2 đại diện hàng đầu của Việt Nam: Nguyễn Thảo My và Hanako Kawasaki, những người đứng sau Ho Mimi với cùng cách biệt 4 gậy sau vòng đấu áp chót.
Cách biệt 4 gậy quả thực là một thách thức không nhỏ đối với 2 đại diện đến từ Việt Nam trước một Ho Mimi càng thi đấu càng hay.
Người đe dọa trực tiếp đến với Ho Mimi không thực sự không phải đến từ 2 golfer chủ nhà mà lại đến từ golfer người Myanmar, Phu Pwint Yati Khine, người thi đấu ở nhóm liền trước (cùng +2 với Thảo My và Hanako sau vòng 2)
Sự quyết liệt đến từ đối thủ người Myanmar đã diễn ra ở ngay 9 hố đầu tiên.
Ho Mimi ghi tới 3 birdies nhưng đánh vượt chuẩn 2 gậy sau 9 hố đầu. Trong khi đó, Phu Khine bước vào những hố đầu tiên với một sự thi đấu bùng nổ.
Ngay hố số 1, Phu Khine ghi điểm eagle. Tiếp đến cô ghi một lèo 3 birdie ở các hố 2, 4 và 5. Golfer 18 tuổi kết thúc 9 đường đầu với điểm -5, nhờ đó thu hẹp khoảng cách với Ho Mimi xuống còn 2 gậy.
Tuy nhiên, phong độ của Phu Khine đã không còn tiếp diễn để lội ngược dòng ở 9 hố sau.
Tại hố số 10 Phu Khine đánh vượt chuẩn 1 gậy. Dù sửa sai bằng 1 birdie tại hố 12 nhưng cô mắc lỗi dẫn đến đánh vượt chuẩn hai gậy ở hố số 13. Tiếp đến, sai lầm của golfer Myanmar lặp lại ở các hố 14 và 18. Áp lực dành cho Ho Mimi kết thúc.
Trong khi đó, Mimi Ho đã thể hiện bản lĩnh của một golfer giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Golfer sinh năm 1996 thi đấu an toàn, liên tục đạt Par và chỉ mắc thêm một lỗi bogey ở hố 17 để kết thúc vòng đấu cuối với 71 gậy (tổng điểm -3)
Với nhà vô địch VLAO 2018, trong 9 hố đầu dù Hanako ghi 2 birdie nhưng cô đánh vượt chuẩn 4 gậy (hố 7 và 9), hầu như không còn cơ hội để bảo vệ chức vô địch VLAO. Và điểm số đã không được Hanako cải thiện ở 9 hố tiếp theo. Kết quả, Hanako đánh 76 gậy (tổng điểm qua 3 vòng là +6)
Thảo My lần thứ 3 vô địch QG. Ảnh: Duy Dương
Về phía nhà vô địch VLAO 2014 và 2015 Nguyễn Thảo My, trong 9 hố đầu tiên, cô hầu hết đạt par nhưng đánh vượt chuẩn tại hai hố (2 và 7).
Bước sang 9 hố sau, Thảo My đã đánh vượt chuẩn 2 gậy ở ngay hố số 10. Tuy nhiên, đây là sai lầm cuối cùng của golfer sinh năm 1998 tại vòng đấu cuối cùng này. Thảo My sửa sai ngay sau đó với 3 điểm birdies liên tiếp tại hố số 11, 12, 13 để kết thúc 3 ngày thi đấu với cùng 73 gậy (tổng điểm +3)
Chung cuộc Thảo My xếp hạng 3 tại VLAO sau golfer Myanmar Phu Khine (+1). Hanako xếp hạng 4 (+6)
Thành tích +3 chung cuộc dù không đưa Nguyễn Thảo My vô địch toàn giải nhưng đã đưa cô trở thành golfer Việt Nam có thành tích tốt nhất tại VLAO 2019. Với 3 lần vô địch QG, Nguyễn Thảo My đã sánh ngang thành tích với đàn chị Ngô Bảo Nghi.
Tin tức liên quan
Tôn Đức Sáu: Từ thầy giáo tận tâm, đến người lãnh đạo dẫn dắt VG Corp
21/11/2024Ông Tôn Đức Sáu - người thầy không chỉ mang trong mình kho tàng tri thức mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ. Từ một ...
Giải golf Chervo & VietYacht Club 2024: Sự Giao Thoa Hoàn Hảo Của Hai Thương Hiệu Luxury
20/11/2024Giải golf Chervo & VietYacht Club 2024 là sự kiện đẳng cấp lần đầu tiên được tổ chức bởi hai thương hiệu Luxury là thời trang Chervo Vietnam và du ...
Những Điều Không Nên Nói Với Bạn Chơi Trên Sân Golf
20/11/2024Có những lời nói trên sân golf không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn vi phạm quy tắc thi đấu. Dưới đây là những điều bạn nên tránh ...