Golf đang phát triển nhanh chóng ở châu Á, nhưng triển vọng đầu tư đang bị lu mờ bởi yếu tố chính trị, các xu hướng biến động dân số và sự phát triển quá mức.
Lục địa này đã có nhiều dự án được quy hoạch (251 dự án), lớn hơn so với bất cứ khu vực nào khác trên thế giới.
Châu Á có tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, nhân tố quan trọng tạo động lực phát triển đến 15.000 sân golf, lớn hơn gấp 3 lần con số hiện nay là 4.523 sân golf.
Nhưng sự bất ổn về chính trị, dân số già và các kế hoạch kinh doanh yếu kém làm lu mờ triển vọng về đầu tư.
Tổ chức Golf Inc. đã tiến hành khảo sát 162 quốc gia trên toàn thế giới, tập trung vào 17 điểm dữ liệu để xác định những quốc gia nào phù hợp cho đầu tư nhất. Tổ chức này cũng đã đánh giá cơ sở hạ tầng về du lịch và các cấp độ hoạt động, tiềm năng giải trí trong nước, sự ổn định về chính trị, những dự báo phát triển kinh tế, sự dễ dàng kinh doanh, nguồn nước và các yếu tố khác, như sự ủng hộ của Chính phủ đối với golf.
Châu Á: Một chiếc “túi” hỗn hợp.
Chỉ có 4 quốc gia châu Á lọt vào top 25 quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi, với Singapore, lãnh thổ Hong Kong và Đài Loan được đánh giá hạng AA. Malaysia là quốc gia duy nhất trong ASEAN nhận được điểm A.
5 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, nhận được điểm B. Hai quốc gia, Ấn Độ và Brunei nhận được điểm C. 15 quốc gia còn lại nhận được điểm D, bao gồm Việt Nam với 30 sân golf đang hoạt động và 26 dự án sân golf khác còn đang trong quá trình phát triển.
Sự phát triển nóng đó chưa hẳn chứng tỏ thực tế phát triển, đặc biệt đối với những quốc gia có dưới 1 triệu người có khả năng chơi golf. Điều này có nghĩa là các dự án mới sẽ dựa vào lượng khách du lịch golf – hầu hết trong số họ đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong khi hai quốc gia này đã đem đến một lượng khách du lịch lớn cho các quốc gia trong vùng trong suốt 20 năm qua. Thế nhưng họ hiện đang phải đối mặt với những thách thức về kinh tế và tỷ lệ dân số già.
Nhật Bản cũng phải nỗ lực hồi phục từ sự suy thoái. Nếu năm 1960 nước này có 195 sân golf, đến nay con số này là 2.380. Tuy nhiên, thị trường golf Nhật Bản đã chững lại vào đầu những năm 1990, ngoài ra quốc gia Đông Bắc Á này còn phải đối mặt với vấn đề suy giảm dân số và sự hạn chế về quỹ đất. Hiện chỉ có một dự án duy nhất đang trong quá trình phát triển.
Hàn Quốc cũng đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng về số lượng người chơi golf và số lượng sân golf mới. Hiện nay, đất nước này có đến 447 sân golf (một số liệu khác công bố Hàn Quốc đã vượt ngưỡng 500 sân golf). Nhưng số người chơi golf đã giảm trong vài năm qua, từ khoảng 18,2 triệu người vào năm 2009 xuống còn 16 triệu người năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế phát triển chậm và quốc gia này cũng phải đối mặt với tỷ lệ dân số già.
Khu vực Đông Nam Á
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã được tái định hướng trong những năm gần đây từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á. Điều này chịu ảnh hưởng của sự khan hiếm lao động và tăng lương ở Trung Quốc, cũng như những căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và các quốc gia khác.
Thái Lan đã tự quảng cáo là “Thủ đô golf của châu Á” và đã cải thiện hình ảnh quốc gia như một trong số các quốc gia kinh doanh dễ dàng nhất, theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới (WB).
“Thái Lan là quốc gia tốt nhất cho việc kinh doanh golf,” Steve Wilson, Giám đốc phát triển kinh doanh hãng Bernhard & Co., chuyên sản xuất các loại máy cắt tỉa sân golf nói. “Thái Lan có cơ sở hạ tầng tốt, và Chính phủ ủng hộ golf như là một công cụ để thu hút du lịch”.
Wilson nói rằng các sân golf ở quốc gia này thu hút cả người chơi golf trong nước và khách du lịch. Tuy nhiên, quốc gia này cũng chỉ nhận được điểm B, dựa trên số lượng lớn sân golf, 252, so với số lượng khách du lịch viếng thăm.
Malaysia thậm chí ghi điểm cao hơn về môi trường kinh doanh dễ dàng, xếp thứ 6 trên thế giới. Malaysia đạt điểm A, với 197 sân golf hiện có và 11 sân golf đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, Malaysia theo ước tính có khoảng 6 triệu người có thu nhập từ 40.000 USD trở lên/năm. Đến một ngày nào đó, nước này có thể cần đến 400 sân golf.
Singapore là quốc gia đứng đầu ở châu Á về đầu tư, và đứng thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên, việc xếp hạng cao này có liên quan đến diện tích nhỏ bé của đất nước này. Quốc gia thành phố này chỉ rộng khoảng 700 km2, chỉ bằng diện tích của Thành phố New York.
Hiện nay đảo quốc Sư tử có 25 sân golf, nhưng con số này sẽ giảm xuống khi Chính phủ lấy lại bất động sản cho thuê để xây nhà ở. Với số lượng người chơi golf tăng lên, đây sẽ là những điều kiện tối ưu cho sự thành công đối với các nhà phát triển – nếu họ có thể tìm được đất đai và xin được giấy phép.
Tuy nhiên không phải mỗi quốc gia ASEAN đều có điều kiện dễ dàng như vậy.
Cả Philippines và Indonesia đang đấu tranh nhằm nới lỏng hàng rào kinh doanh và phòng chống tham nhũng. Cả hai quốc gia này nhận được điểm D.
Nhưng với những yêu cầu do ASEAN áp đặt, các quốc gia trong tổ chức này đã có những nỗ lực giảm thiểu tiêu cực mà trước đó gây ảnh hưởng xấu đến thương mại lành mạnh.
Thậm chí các quốc gia có cơ sở hạ tầng du lịch nghèo nàn như Myanmar cũng có hy vọng về tương lai. Các ông chủ khách sạn đang nhắm đến Myanmar và bản thân quốc gia này đã đấu tranh với sự bất ổn về chính trị và các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng xấu đến du lịch. Myanmar chỉ đón được khoảng 2 triệu khách du lịch/năm, so với 20 triệu khách du lịch ở quốc gia láng giềng là Thái Lan.
“Myanmar, ít nhất từ trung hạn đến dài hạn, có tiềm năng là một điểm đến du lịch hàng đầu có thể cạnh tranh với Thái Lan”, Michel Van der Hoeven, Phó chủ tịch phụ trách các dự án và phát triển tại Anantara Hotels, Resorts & Spas, một tập đoàn khách sạn hạng sang có trụ sở tại Bangkok, đã phát biểu: “Quốc gia này có một nền văn hóa độc đáo, có vẻ đẹp tự nhiên, và có di sản – điều còn thiếu đó là bất động sản chất lượng cao.”
Nhưng cần có thời gian cho quốc gia này xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ phát triển sân golf.
Trong khi tiến xa, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự.
“Việt Nam sẽ phát triển nóng về số lượng sân golf/đầu người nếu Việt Nam có cơ sở hạ tầng – đường xá, tàu hỏa và cảng hàng không”, Bryan Webb, người đứng đầu hãng Marsh & Associates nói. “Rất nhiều sân golf đã được xây dựng dọc bờ biển. Sau khi triển khai xây dựng, nhà đầu tư mới nhận ra vấn đề đó là địa điểm rất khó tiếp cận”, ông Webb nói thêm.
Việt Nam có 26 dự án sân golf trong quá trình phát triển, sẽ làm tăng gấp đôi số lượng sân golf hiện tại là 30. Nhưng rất nhiều sân golf trong số đó có thể không bao giờ được xây dựng. Tuy nhiên, số lượng lớn các dự án quy hoạch đã kéo quốc gia này xuống điểm C.
Quốc gia |
Tầng lớp trung lưu* (triệu người) |
Số lượng sân golf |
Trung Quốc |
68,4 |
468 |
Nhật Bản |
51,3 |
2.383 |
Ấn Độ |
18,8 |
210 |
Hàn Quốc |
17,8 |
447 |
Australia |
12,9 |
1.625 |
Đài Loan (TQ) |
12,1 |
65 |
Malaysia |
6,1 |
197 |
Thái Lan |
4,2 |
252 |
Hồng Kông |
4,1 |
12 |
Indonesia |
3,7 |
140 |
(*)Con số ước tính số dân cư có thu nhập 40.000 USD trở lên/năm.
Tin tức liên quan
Tôn Đức Sáu: Từ thầy giáo tận tâm, đến người lãnh đạo dẫn dắt VG Corp
21/11/2024Ông Tôn Đức Sáu - người thầy không chỉ mang trong mình kho tàng tri thức mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ. Từ một ...
Ai có mặt trong đại lộ danh vọng LPGA và điều kiện để các tuyển thủ đủ tiêu chuẩn?
12/08/2024Với huy chương vàng giải golf nữ Olympic tại Le Golf National, Lydia Ko đã có thêm số điểm quyết định để được vinh danh tại đại lộ danh vọng ...
Golfer Nguyễn Hồng Vinh - Gương Mặt Được Nhiều Thương Hiệu Yêu Thích
15/07/2024Nguyễn Hồng Vinh, một cái tên không còn xa lạ trong làng golf Việt, là biểu tượng của sự thành công và đam mê không ngừng nghỉ. Với vai trò ...