Trong số 209 quốc gia có các sân sân golf đang hoạt động, Việt Nam là thị trường tăng trưởng hàng đầu thế giới.
Nhận định trên được nhà báo Erik Matuszewski đưa ra trong số tháng 3 của tạp chí Forbes. Matuszewski từng có 20 năm kinh nghiệm viết về thể thao Mỹ cũng như toàn cầu và đang là Giám đốc của quỹ golf quốc gia Mỹ.
Theo báo cáo mới nhất về thị trường golf thế giới của CLB R&A, dựa trên dữ liệu toàn cầu của National Golf Foundation, Việt Nam có 78 sân golf đã đi vào hoạt động và 43 sân khác đang hoàn thiện.
Hầu hết các sân golf đã đi vào hoạt động tại Việt Nam đều do các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế.
Bộ đôi kiến trúc sư người Mỹ, Brian Curley và Lee Schmidt đã hoàn thành năm sân tại Việt Nam, gần nhất là FLC Quảng Bình chạy dọc những cồn cát nhìn ra biển Đông. Họ dự kiến có thêm ba dự án khác tại Việt Nam trong vài tháng tới. Và nếu điều kiện kinh tế cho phép, số sân có thể lên tới 20 trong tương lai.
"Sau khi trải qua 20 năm làm việc trong điều kiện địa hình khó khăn tại Trung Quốc, những gì Việt Nam có như một giấc mơ với chúng tôi", ông Brian Curley nhấn mạnh lợi thế về địa hình mà Việt Nam sở hữu.
Sân golf FLC Hạ Long do công ty Schmidt-Curley thiết kế
Ông Brian Curley bắt đầu sự nghiệp dưới sự dìu dắt của nhà thiết kế sân golf lừng danh Pete Dye – người thiết kế các sân golf rải rác khắp nước Mỹ và thế giới. Curley sau đó hợp tác với kiến trúc sư Schmidt để thành lập công ty thiết kế Schmidt-Curley năm 1999. Bộ đôi này tập trung vào thị trường golf châu Á - nơi danh mục đầu tư của họ lên tới 150 địa điểm.
"Việt Nam có nhiều địa điểm bán sa mạc và đặc tính địa hình ấn tượng, phù hợp với sân golf. Tôi hy vọng được thấy sự tăng trưởng liên tục về số sân tại đây, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào một vài tập đoàn chủ chốt", ông Curley chia sẻ.
Châu Á hiện có 149 sân golf đang hoặc sắp được xây dựng, chiếm 28% số sân đang được phát triển trên toàn thế giới. Theo Forbes, không nước nào tăng trưởng golf nhanh hơn Việt Nam.
Sân golf Stone Valley, Hà Nam cũng là một tác phẩm mới nhất của KTS Brian Curley tại miền Bắc
Phần lớn đà tăng trưởng của thị trường golf gần đây tại Việt Nam nằm ở việc tạo ra các sân golf chất lượng hàng đầu, nhiều sân ở xa thành thị. Nhu cầu chơi golf của người dân thủ đô Hà Nội vẫn ở mức cao, nhưng địa hình sân tại khu vực quanh thủ đô không quá đẹp. Nhiều sân thậm chí xây trên núi, và thời tiết không lý tưởng cho cỏ sinh trưởng tốt.
"Sân golf ở Hà Nội rất đông vào những ngày cuối tuần", ông Curley nói với Forbes. "Hàng ngày, mỗi sân có tới hơn 200 người chơi, phần đông là golfer khu vực Hà Nội. Các resort hướng biển sở hữu những sân golf tuyệt đẹp thì lại đón khách du lịch nhiều hơn. Nhưng xu hướng này sẽ dần thay đổi, khi số lượng người tham gia và nhu cầu chơi golf tại Việt Nam tăng lên".
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Số người đến các khu nghỉ mát có sân golf tăng đáng kể trong vài năm qua. Chi phí di chuyển bằng đường hàng không tại Việt Nam cũng đang phải chăng hơn, và đó là một trong những lý do để Forbes tin rằng sự phát triển golf tại Việt Nam chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tin tức liên quan
DP World Tour Công Bố Lịch Thi Đấu Năm 2025
13/11/2024Lịch thi đấu DP World Tour 2025 vừa được công bố với ít nhất 42 giải đấu tại hơn 26 quốc gia khác nhau. Giải Australian Open và Turkish Open sẽ ...
11 CLB sẵn sàng tranh cúp VENICII tại Giải Golf Cựu Sinh viên Đại học miền Bắc lần 6
12/11/2024Giải Vô địch các Câu lạc bộ golf cựu sinh viên các trường đại học miền Bắc lần thứ 6 – Swing for Education 2024 sẽ diễn ra từ ngày ...
Abu Dhabi HSBC: Manassero và Migliozzi theo đuổi giấc mơ PGA Tour
06/11/2024Giai đoạn cuối của mùa giải DP World Tour 2024 đã bắt đầu, và trong 15 ngày tới, giới golf toàn cầu sẽ dồn sự chú ý về Các Tiểu ...