Du lịch golf: “Con gà đẻ trứng vàng” của kinh tế Thái Lan

Lượt xem: 3707


Du lịch golf: sản phẩm du lịch mũi nhọn

Trong những năm qua, chiến lược quảng bá du lịch golf của Thái Lan được coi là một hình mẫu lý tưởng cho nhiều quốc gia. Hội chợ du lịch golf Thái Lan (TGTM) thường niên được coi là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp cho thành công này.

Các golfer tham dự giải golf giao hữu TGTM 2016

 

Hội chợ Du lịch Golf Thái Lan (TGTM 2016) diễn ra từ ngày 27-29/7 tại thành phố Pattaya là sự kiện do Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) phối hợp cùng Hiệp hội Lữ hành Golf quốc tế (IAGTO) tổ chức thường niên. Nằm trong khuôn khổ sự kiện là một giải golf giao hữu, tổ chức tại hai sân golf Burapha và Laemchabang, qui tụ các khách mời của 27 văn phòng TAT ở nước ngoài.

 

Sự kiện không chỉ là một trong những hoạt động thường niên của ngành du lịch Thái Lan với mục đích thúc đẩy thị trường du lịch golf, đồng thời là một trong những sự kiện quan trọng của ngành du lịch golf châu Á và thế giới.

 

Du lịch golf là một trong bốn trụ cột tiếp thị du lịch chính thức của Thái Lan, do đó, chính phủ nước này đã có rất nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển du lịch golf nhằm biến Thái Lan trở thành: Điểm đến giải trí chất lượng cao mang đậm phong cách Thái.

 

Với mục đích đó, TGTM được thiết kế để thu hút khách du lịch golf quốc tế đến với Thái Lan nhiều hơn và khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của Thái Lan như một điểm đến hấp dẫn của du lịch golf hàng đầu thế giới.

 

Ngành du lịch golf đã được Chính phủ Thái Lan xác định là một thị trường ngách nhưng phù hợp với chính sách của TAT - Thúc đẩy các chương trình phát triển du lịch đến tận các địa phương nhằm mục đích: phát triển đồng đều kinh tế giữa các vùng miền, tăng cường nguồn thu cho địa phương, đóng góp tích cực vào ngân sách quốc gia.

 

Ông Visanu Jaroensilp, Phó tổng cục trưởng TAT cho biết: “Sau thành công của năm 2015, năm nay TGTM 2016 tiếp tục giúp củng cố vị trí Điểm đến du lịch golf đẳng cấp thế giới của Thái Lan, thu hút thêm nhiều khách du lịch golf. Điều này phù hợp với chiến lược tiếp thị du lịch rộng khắp của chúng tôi nhằm biến Thái Lan trở thành một điểm đến giải trí chất lượng, bằng cách cung cấp đa dạng những trải nghiệm du lịch độc đáo, thông qua các nền văn hóa và phong cách sống ở các địa phương.”

Tham dự hội chợ năm nay có trên 300 đơn vị điều hành golf (buyers) đến từ 27 các văn phòng của TAT ở nước ngoài, gặp gỡ với các đơn vị cung cấp dịch vụ của Thái Lan (sellers), đó là các sân golf, học viện golf, hãng dụng cụ, hãng lữ hành, điều hành tour, hotel, spa,… cùng sự tham dự của 43 đơn vị truyền thông quốc tế.

 

Hiện nay Thái Lan đang sở hữu gần 300 sân golf trên toàn quốc, trong số đó, nhiều sân golf do nhiều tên tuổi hàng đầu thế giới thiết kế. Trung bình hàng năm, nước này thu về trên 1,2 tỷ USD thông qua du lịch golf.

Nhiều sân golf tại Thái Lan một số điểm đến tiêu biểu từng nhận được nhiều giải thưởng từ các tổ chức uy tín trên toàn cầu. Gần đây, hai địa điểm du lịch golf nổi tiếng của nước này là Pataya, Hua Hin được bầu chọn là: “Điểm đến của golf châu Á và Úc châu” do IAGTO trao tặng lần lượt vào các năm 2011 và 2013.

 

Bà Juthapron Rerngnasa, một quan chức của TAT chia sẻ: “Đến với Thái Lan, các tay golf không chỉ được thỏa mãn nhu cầu chơi golf đồng thời họ còn được tận hưởng một kỳ nghỉ tuyệt vời. Sân golf đẹp, thách thức, môi trường thiên nhiên nhiệt đới tuyệt đẹp đi kèm với những chương trình ưu đãi với chi phí hấp dẫn nhưng có giá trị cao: các trang thiết bị cao cấp tại nhà CLB, đồ ăn ngon. Ngoài ra, chúng tôi còn có dịch vụ thư giãn sau khi chơi golf như spa và massage truyền thống”.

 

Thái Lan sở hữu nhiều sân golf có thiết kế độc đáo, dịch vụ đa dạng, đội ngũ caddy được đào tạo bài bản, chi phí chơi golf rẻ, đặc biệt có thể phục vụ những người đam mê golf tại bất cứ thời điểm nào trong năm.

 

Do đó, hàng năm các sân golf tại đất nước Chùa Vàng này đã trở thành những lựa chọn hàng đầu của các golfer trên toàn thế giới, đặc biệt là những golfer đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ, Úc và những golfer đến từ những thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ.

Theo TAT, riêng trong năm 2015, Thái Lan đã đón tổng cộng 31 triệu du khách, trong đó số lượng người chơi golf khoảng 1 triệu lượt người.

 

Ông Mark Siegel, chủ tịch của GolfAsian, công ty lữ hành du lịch golf hàng đầu châu Á cho rằng: Du lịch golf Thái Lan sẽ rất phát triển, cho dù tình hình kinh tế, xã hội có thế nào đi nữa.” Ông Siegel cũng dự đoán rằng, nếu cứ đà này, Thái Lan sẽ vượt qua Tây Ban Nha để trở thành điểm đến chơi golf hàng đầu thế giới vào năm 2016.

 

Bài học nào cho Việt Nam?

Mặc dù golf du nhập vào Việt Nam và Thái Lan có thể xem là cùng thời điểm, nhưng mức độ phát triển của ngành công nghiệp golf ở hai nước lại có sự khác biệt. Nếu như sân golf Đà lạt được đưa vào hoạt động năm 1932 được coi là sân golf đầu tiên tại Việt Nam thì sân golf đầu tiên của Thái Lan, Royal Huahin được đưa vào hoạt động năm 1928 dưới thời Vua RAMA VII.

 

Gần một thế kỷ trôi qua, Việt Nam hiện mới có trên 40 sân golf hoạt động với khoảng 15 nghìn người chơi golf. Việt Nam cũng từng được IAGTO trao nhiều giải thưởng như: “Điểm đến golf chưa được khám phá 2008; Điểm đến Golf châu Á-Úc 2013”. Không ít các sân golf Việt Nam được đánh giá cao bởi một số tổ chức có uy tín trên thế giới.

Những giải golf nhà nghề tổ chức tại Thái Lan thường thu hút nhiều golfer trong Top đầu thế giới

 

 

Trong khi đó, trong nhiều năm qua, Thái Lan đã được mệnh danh là thủ đô golf của châu Á, trung bình mỗi năm nước này đón tiếp trên dưới 1 triệu lượt người chơi golf, mang lại doanh thu hàng tỷ USD cho nền kinh tế. Tại Việt Nam, sự đóng góp của golf cho nền kinh tế hiện nay là không đáng kể.

 

Vậy những yếu tố nào khiến du lịch golf Việt Nam chưa trở thành điểm đến thu hút người chơi golf?

 

Yếu tố đầu tiên phải kể tới, đó là giá thành. Phí chơi golf ở Việt Nam hiện nay cao hơn từ 1,5-2 lần so với Malaysia và Thái Lan. Việc giảm giá thành chơi golf ở Việt Nam là một mục tiêu cần phải đạt được trong thời gian sớm nhất để tăng tốc sự phát triển ngành công nghiệp golf Việt Nam.

 

Một điều nữa ở các nước phát triển về golf trong khu vực họ đầu tư có bài bản cho bất động sản của sân golf (BĐS) thì ở Việt Nam vẫn còn manh mún, dàn trải, khiến cho hiệu quả kinh tế thu được chưa cao. Điều đó cũng là yếu tố hạn chế việc phát triển du lịch golf.

 

Theo TS Nguyễn Ngọc Chu: Để giúp golf Việt Nam phát triển đúng hướng, trở thành một nền công nghiệp golf lớn mạnh, Nhà nước cần thực thi các biện pháp như: Giảm giá thành chơi golf, không đánh thuế TTĐB đối với golf để thu hút khách du lịch, tăng số lượng người chơi golf, tăng sản phẩm ngoại hối, dịch vụ du lịch; Đầu tư các sân golf công cộng; Thiết lập lại bộ máy quản lý ngành công nghiệp golf; Định hướng dư luận đúng về môn golf…

 

Nền công nghiệp golf không thể phát triển đúng mức nếu thiếu một nền thể thao golf đỉnh cao. Muốn có một nền thể thao golf đỉnh cao sớm bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất thiết phải có sự đầu tư chiến lược mạnh mẽ của Nhà nước.

 

Do đó, nếu nhìn nhận golf như một ngành công nghiệp thì phải có sự đầu tư, bởi golf hiện nay còn được coi là một lĩnh vực kinh tế. Trong du lịch golf có thể thao golf và thể thao golf cũng thúc đẩy nền kinh tế bởi lẽ các nhà tài trợ cũng như các ngành công nghiệp phục vụ các nhu cầu thể thao golf, cộng với các loại hình liên quan đến du lịch golf như khách sạn, resort.

 

Ông Mark Siegel ước tính, có từ 8-9% lượng du khách quốc tế đến Thái Lan chơi golf. Trong khi đó, chưa tới 0,5% trong tổng số hơn 7 triệu du khách quốc tế đến Việt Nam và con số này là 1% trong số 25 triệu du khách quốc tế đến Malaysia vào năm ngoái.

 

Lý do ư? Bởi vì những trải nghiệm tuyệt vời khi chơi golf ở Thái Lan: số lượng sân golf lớn, thời tiết ôn hòa quanh năm, cơ sở hạ tầng du lịch tốt, caddy được đào tạo tốt, người dân thân thiện, an toàn và chi phí rẻ.  “Nhưng Thái Lan cũng đã đi đầu trong việc thúc đẩy du lịch golf trong khu vực", ông Mark Siegel nhấn mạnh.

Đoàn Việt Nam tham dự TGTM 2016 tại Pattaya

 

 

Ngành du lịch và du lịch golf Thái Lan:

- Tổng doanh thu du lịch: 46 tỷ USD/năm (2014)

- Lượng du khách quốc tế: 31 triệu lượt (năm 2015)

- Đóng góp 9% GDP quốc gia

-  Số lượng sân golf: 280

-  Số lượng golfer: 500 nghìn

- Doanh thu du lịch golf: 3,68 tỷ USD (năm 2013) 

      

 

 

Ngành du lịch và du lịch golf Việt Nam
  • - Doanh thu cả ngành du lịch: 338 nghìn tỷ đồng (năm 2015)
  • - Lượng du khách quốc tế: gần 8 triệu lượt (năm 2015)
  • - Ước tính đón 8,5 triệu người vào năm 2016
  • - Doanh thu năm 2016: 370 nghìn tỷ đồng (ước tính)
  • - Tổng số sân golf: 40
  • - Tổng số golfer (ước tính): trên 15 nghìn người
  • - Doanh thu năm (ước tính): Khoảng 200-300 triệu USD

Tag:

Tin tức liên quan

Vẻ đẹp đến từ thiên đường của sân golf Coeur d’Alene Resort

Vẻ đẹp đến từ thiên đường của sân golf Coeur d’Alene Resort

    25/04/2024

Bởi địa hình độc đáo và vẻ đẹp tuyệt vời đến từ thiên nhiên, sân golf Coeur d’Alene Resort có vẻ đẹp tuyệt trần đến ngỡ ngàng, như một thiên ...

Review về Chervo - Thương hiệu thời trang và đồ Golf của Ý

Review về Chervo - Thương hiệu thời trang và đồ Golf của Ý

    19/04/2024

Phong cách, chất lượng và đẳng cấp. Đó là ba từ mà Joey Klender - phóng viên phụ trách Thiết bị, Giày dép và trang phục của tạp chí Golf ...

PRGR Ra Mắt Dòng Gậy Super Egg 2024: Niềm Vui Tự Do Trên Sân Golf

PRGR Ra Mắt Dòng Gậy Super Egg 2024: Niềm Vui Tự Do Trên Sân Golf

    09/03/2024

PRGR, một thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp golf, vừa chính thức ra mắt Dòng Gậy Golf SUPER Egg 2024, hứa hẹn mang đến cho người chơi golf ...

Tin xem nhiều

Chervo tiên phong thời trang golf cao cấp

6234668 lượt xem

07/04/2022

ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh